Tìm kiếm việc làm
Từ khóa
Lĩnh vực
Khu vực
Trình độ
Tìm kiếm
Thành viên đăng nhập
Thống kê website

Đang trực tuyến

1

Lượt truy cập

889677

Bệnh tiểu đường là gì?
» Kiến thức về sức khỏe
Đăng lúc 09:09 21/10/2014 bởi Super Administrator

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ GÌ?

 
Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo như: bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,...
 
Nguyên nhân sâu xa của bệnh tiểu đường là do có sự tổn thương ở tuyến tụy. Bệnh được sinh ra do việc rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể vì thiếu hooc môn ở tuyến tụy.
 
Tuyến tụy là một tuyến lớn trong việc tiêu hóa, nó không chỉ làm nhiệm vụ tiết ra dịch để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài tiết ra một hooc môn tên là insulin. Hooc môn này sẽ được đưa vào máu làm nhiệm vụ điều chính lượng đường trong máu, và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường. Khi tuyến tụy bị tổn thương sẽ làm cho insulin không được tiết ra hoặc có nhưng không đủ nhu cầu của cơ thể, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Và cho tới khi thận không thể hấp thu được thì lượng đường dư thừa trong máu sẽ bị đào thải qua đường nước tiểu, và ta gọi là bệnh tiểu đường.
 
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>> Đường (Glucose do thức ăn được chuyển hóa thành) =>> Sinh ra năng lượng
 
Giai đoạn sản xuất ra Insulin bị đứt gãy là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bệnh tiểu đường
 
Tỉ lệ người bị benh tieu duong trên thế giới rất cao, cứ mỗi 100 người thì có một người bị mắc bệnh này. Và một điểu thật sự đáng buồn là nghiên cứu cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh tiểu đường chỉ đứng thứ 10 thế giới và là nước có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất. Từ 2,7% người dân mắc bệnh đái tháo đường năm 2001, năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 6%. Đến năm 2025 số người mắc có thể tăng thành 8 triệu người.
 
 
Phân loại Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính
     - Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin.
     - Bệnh tiểu đường loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
 
    * Bệnh tiểu đường loại 1
     
    Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân Bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (<20T). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị. Giai đoạn toàn phát có tình trạng thiếu insulin tuyệt đối gây tăng đường huyết và nhiễm Ceton.
     
    Những triệu chứng điển hình của Bệnh tiểu đường loại 1 là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều (4 nhiều), mờ mắt, dị cảm và sụt cân, trẻ em chậm phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
     
    Để chữa trị bệnh tiểu đường loại 1, người bệnh thường được tiêm insulin vào cơ thể để củng cố lượng insulin.
     
    * Bệnh tiểu đường loại 2
     
    Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu trước khi mổ hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não; khi bị nhiễm trùng da kéo dài; bệnh nhân nữ hay bị ngứa vùng do nhiễm nấm âm hộ; bệnh nhân nam bị liệt dương.
     
    Ai dễ bị bệnh tiểu đường loại 2?

         - Người béo mập (sức nặng 20% trên sức nặng lý tưởng).
         - Có bố, mẹ, anh, chị, em ruột mang bệnh tiểu đường.
         - Người Á đông (Asian), Mỹ gốc Phi châu (African American), Mỹ gốc da đỏ (Native American), và người gốc Hispanic.
         - Sanh con nặng trên 9 pounds hoặc bị tiểu đường lúc mang thai.
         - Có cao áp huyết (áp huyết 140/90 trở lên).
         - Có lượng cholesterol tốt (HDL) 35 mg/dl trở xuống, hay lượng mỡ triglyceride trong máu 250 mg/dl trở lên.
     
    Sự di truyền trong trường hợp tiểu đường loại 2 còn mạnh hơn loại 1. Nếu có anh hay em sinh đôi bị tiểu đường loại 2, người kia trước sau gì cũng bị tiểu đường cùng loại. Nếu có bố mẹ bị tiểu đường loại này, gần như 1/3 con cái sinh ra sau này cũng bị tiểu đường, hoặc có những thử máu bất thường.
     
    Bệnh tiểu đường do thai nghén
     
    Tỷ lệ bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3-5% số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.
     
    Cách phòng tránh bệnh tiểu đường:

         - Cần ăn uống đầy đủ, hợp lý và cân bằng đối với tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Cụ thể như: chất đạm – chất béo – chất bột – đường – vitamin – muối khoáng – nước với khối lượng hợp lý.
         - Thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức đề kháng.
         - Luôn duy trì được cân nặng ở mức phù hợp với độ tuổi và cân nặng của mình.
         - Có chế độ ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, không nên làm việc quá sức cũng như làm tăng các nguy cơ của bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận…
         - Không nên ăn các đồ ăn nhanh, ăn nhiều rau xanh, trái cây và đôi khi nên uống một chút cà phê.
         - Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

    Copyright 2014, Bản quyền thuộc Công ty TNHH Cộng Đồng Việt Thịnh Phát

    Địa chỉ: Số 134 - 135 Đường Hùng Vương, TP. Phan Thiết, Bình Thuận
    Điện thoại: 0913.17.1788 - Hotline: 0123.588.2588
    Email: quocvietsnvbt@gmail.com
    Website: everythingbinhthuan.com